UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH TRUNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 241/ KH-MNVT
|
Vĩnh Trung, ngày 13 tháng 9 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
Thực hiện chuyên đề - Năm học 2024-2025
Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024-2025 của Trường Mầm non Vĩnh Trung;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, bộ phận chuyên môn xây dựng Kế hoạch thực hiện các chuyên đề trong năm học 2024-2025, cụ thể như sau:
- MỤC ĐÍCH
- Nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ và giáo viên. Nâng cao nhận thức, kỹ năng tiếp thu các chuyên đề thực hiện nội dung chương trình giáo dục mầm non.
- Giúp giáo viên có đuợc kinh nghiệm, trải nghiệm, có kỹ năng trong việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung giáo dục ở từng độ tuổi. Có ý thức thực hiện, chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả giáo dục khi vận dụng, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực thích hợp vào thực tiễn khi tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ lớp mình phụ trách.
- Tuyên truyền và huy động sự tham gia của phụ huynh trẻ trong việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
- NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU CỤ THỂ
- Chuyên đề 1: Hướng dẫn một số ứng dụng công nghệ trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non (theo Tài liệu BDTX năm học 2024-2025)
- 100% giáo viên khai thác tài liệu điện tử trong giáo dục mầm non
- 100% giáo viên hiết kế tài liệu điện tử trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non tại nhóm/lớp phụ trách, đảm bảo có sử dụng một số ứng dụng công nghệ:
+ Có thể sử dụng ChatGPT hoặc Gemini để hổ trợ việc xây dựng kịch bản thiết kế kịch bản bài giảng điện tử.
+ Sử dụng một số công cụ trí tuệ nhân tạo để tạo hình ảnh, tạo video làm tư liệu minh hoạ cho nội dung hoạt động.
+ Sử dụng kịch bản thiết kế bài giảng điện tử và hình ảnh, video đã thiết kế để thực hiện hoàn thiện một bài giảng điện tử.
- 100% trẻ được tham gia hoạt động giáo dục chủ động tích cực, hứng thú với sự tham gia sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với lứa tuổi.
- 2. Chuyên đề 2: “Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non” (theo Tài liệu BDTX năm học 2024-2025)
- 100% giáo viên biết thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự, tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được thực hành, trải nghiệm, để tự lực tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ qua hoạt động giáo dục dục khám phá khoa học.
- 100% giáo viên hứng thú với việc tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp giáo dục phù hợp. Tích cực, sáng tạo vận dụng kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt đông giáo dục theo hướng thực hành, trải nghiệm vào thực tiễn phù hợp với điều kiện ở lớp, trường.
- 100% nhóm lớp xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú, linh hoạt sáng tạo, phù hợp, thuận tiện cho trẻ sử dụng. Khuyến kích trẻ tham gia thực hành, trải nghiệm, và sử dụng đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động khám phá khoa học.
- 100% trẻ được tham gia hoạt động giáo dục khám phá khoa học chủ động tích cực, hứng thú.
- Phối hợp với phụ huynh cùng tham gia các ngày hội của trẻ, các hoạt động khám phá khoa học, đóng góp nguyên liệu, đồ dùng đồ chơi và khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm.cùng con.
III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
- Đối với giáo viên
- Mỗi giáo viên phải nắm vững mục tiêu yêu cầu và nội dung thực hiện các chuyên đề vận dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ tại trường. Có kế hoạch thực hiện các chuyên đề, theo sát với kế hoạch của nhà trường.
- Tổ chức hoạt động linh hoạt và sáng tạo. Thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức, tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ, có ứng dụng các phương pháp giáo dục hiện đại Stem. Biết tạo điều kiện để trẻ nào cũng có cơ hội được trải nghiệm, tích cực tham gia vào hoạt động, hứng thú rèn luyện các kỹ năng nhằm mang lại hiệu quả cao khi thực hiện chuyên đề.
- Chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng dạy học, nội dung giáo dục, nội dung tuyên truyền.
- 100% giáo viên đảm bảo thực hiện tốt các chuyên đề. Mỗi giáo viên luôn gương mẫu, thực hiện nghiêm túc các chuyên đề trong năm, tránh thực hiện đối phó.
- Đối với trẻ
- 100% trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, có chủ động và nỗ lực tốt trong việc làm quen với công nghệ thông tin.
- Trẻ có kỹ năng sống tốt, cảm thụ và sáng tạo thực hiện được tốt các hoạt động thực hành, trải nghiệm theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
- Hiểu biết ban đầu về một số khái niệm khoa học đơn giản và biết vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn.
- Trẻ biết cách sử dụng một số công cụ và nguyên vật liệu khám phá khoa học đơn giản, phù hợp với độ tuổi, thực hiện được một số thao tác thực hành toán như đong, đo, đếm…Một số kỹ năng phối hơp, kỹ năng làm việc nhóm….
- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
- Biện pháp trọng tâm
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề cụ thể, rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các chuyên đề. Tổ chức các chuyên đề trọng tâm có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đổi mới.
- Đổi mới phương pháp, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện các chuyên đề nhằm tạo mọi cơ hội cho cô và trẻ trải nghiệm, tham gia hoạt động hứng thú và tích cực. Thực hiện tốt lồng ghép nội dung giáo dục các chuyên đề vào trong các hoạt động của trẻ. Tham gia hội thi làm đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học, hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Củng cố, bồi dưỡng lồng ghép các nội dung giáo dục của các chuyên đề đã qua: Phòng tránh tai nạn thương tích, bạo lực cho trẻ; Giáo dục kỹ năng sống vào chương trình giáo dục mầm non. Tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm giúp trẻ hình thành những hành vi ứng xử đúng trong sinh hoạt của trẻ.
- Tích cực trong công tác tuyền truyền phụ huynh tham gia đóng góp, sưu tầm đồ dùng phục vụ chuyên đề, giáo viên phát huy, sưu tầm các nguyên vật liệu tại địa phương để thực hiện chuyên đề.
- Khảo sát kết quả trên trẻ sau khi thực hiện chuyên đề ở các khối lớp, để giáo viên có kế hoạch điều chỉnh, ôn luyện giúp trẻ nắm vững các kiến thức cần thiết, đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Các bước thực hiện chuyên đề
2.1. Các điều kiện cần có khi tổ chức 1 chuyên đề
- Lựa chọn chuyên đề cần đảm bảo những vấn đề nêu ra trong chuyên đề phải là những vấn đề “thiết thực, cấp bách”, là những vướng mắc mà giáo viên cần tháo gỡ trong chuyên môn.
- Chọn giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng để giao nhiệm vụ viết báo cáo và dạy minh hoạ chuyên đề
- Lựa chọn thời gian tổ chức chuyên đề cần phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy .
- Tổ chức thực hiện chuyên đề:
+ Viết báo cáo lý thuyết và dạy minh họa.
+ Thảo luận.
+ Áp dụng chuyên đề vào giảng dạy.
- Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề và rút kinh nghiệm.
2.2. Các bước cụ thể
- Bước 1: Khảo sát thực tế: Khảo sát về trình độ giáo viên, học sinh. Khảo sát về chất lượng chuyên môn.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề.
Dựa vào khảo sát thực tế về chất lượng chuyên môn của giáo viên cũng như cơ sở trang thiết bị, vật chất của nhà trường, của các nhóm lớp. Chuyên môn có biện pháp xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề một cách phù hợp và linh động. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề cụ thể từng tháng, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Bước 3: Bồi dưỡng chuyên đề.
Bồi dưỡng giáo viên về lý thuyết trong việc thực hiện chuyên đề. Triển khai trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tháng.
- Bước 4: Xây dựng điểm chuyên đề.
Chọn giáo viên thực hiện điểm: Giáo viên có trình độ về sư phạm và là giáo viên dạy giỏi cấp trường.
+ Chọn lớp điểm: Trình độ nhận thức của trẻ tương đối đồng đều.
+ Bồi dưỡng giáo viên lớp điểm: Lý thuyết, bồi dưỡng về thực hành. Giáo viên thực hiện. BGH góp ý, rút kinh nghiệm, chọn làm mẫu để cho giáo viên toàn trường được dự giờ, tham quan học tập, từ đó nhân rộng triển khai đại trà.
- Bước 5: Tổ chức kiến tập dự giờ tại lớp điểm.
Thông báo đến toàn thể giáo viên nội dung kiến tập, chuẩn bị các ý kiến thắc mắc cần giải đáp. Hình thức kiến tập: tập trung 100% toàn bộ giáo viên trong toàn trường về dự, tham quan, học tập, giải đáp thắc mắc. Đưa ra chỉ đạo chung của nhà trường sau khi dự tiết mẫu chuyên đề.
- Bước 6: Tổ chức thực hành chuyên đề.
Triển khai thực hiện đại trà cho 100% giáo viên tham gia. Sau mỗi tiết dạy có rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả. Thông báo kết quả tới toàn thể giáo viên trong nhà trường. Đánh giá chất lượng việc thực hiện chuyên đề của giáo viên và rút kinh nghiệm. Đánh giá chất lượng chuyên đề trên trẻ.
- Bước 7: Tổng kết đánh giá chuyên đề.
Đánh giá kết quả đạt được sau chuyên đề: Ưu điểm, hạn chế. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chuyên đề. Đề nghị khen thưởng các cá nhân đạt thành tích cao trong việc thực hiên chuyên đề.
- KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM TỪNG THÁNG
Thời gian
|
Nội dung công việc
|
Biện pháp thực hiện
|
Tháng 9/2024
|
- Khảo sát thực tế.
- Dự kiến các nội dung và xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề trong năm 2024-2025 .
|
- Khảo sát về cơ sở vật chất, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập của trẻ.
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo thực hiện chuyên đề.
- Căn cứ vào kết quả của năm học 2023- 2024 để xây dựng kế hoạch.
- Dự kiến chọn lớp điểm thực hiện chuyên đề trọng năm.
|
Tháng
10/2024
|
- Xây dựng Kế hoạch chuyên đề “Hướng dẫn một số ứng dụng công nghệ trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non”
- Chuẩn bị nội dung và báo cáo chuyên đề “Hướng dẫn một số ứng dụng công nghệ trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non” (theo Tài liệu BDTX năm học 2024-2025)
- Chuẩn bị nội dung và báo cáo chuyên đề.
- Xây dựng tiết mẫu chuyên đề
- Giáo viên thực hiện chuyên đề (50% giáo viên)
- Đánh giá và rút kinh nghiệm chuyên đề
|
- Triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề trong cuộc họp chuyên môn.
- Báo cáo về lý thuyết chuyên đề cho toàn bộ giáo viên.
- Thảo luận nội dung, giải đáp thắc mắc của giáo viên và thống nhất nội dung chuyên đề
- Lựa chọn đề tài thể nghiệm.
- Chọn giáo viên dạy thể nghiệm.
- Giáo viên cốt cán dự giờ tham gia góp ý kiến thống nhất dạy mẫu.
- Thực hiện mẫu chuyên đề
- 100% giáo viên tham gia dự mẫu chuyên đề đóng góp ý, thống nhất chuyên đề.
- Xây dựng kế hoạch dự giờ đại trà;
- Tiếp tục giám sát giáo viên thực hiện chuyên đề.
|
Tháng
11,12/2024
|
- Giáo viên thực hiện chuyên đề “Hướng dẫn một số ứng dụng công nghệ trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non” (50% giáo viên còn lại)
- Đánh giá và rút kinh nghiệm chuyên đề
|
- Dự giờ giáo viên đánh giá hoạt động theo kế hoạch.
- Thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động ở các chủ đề sau.
- Tiếp tục giám sát giáo viên thực hiện chuyên đề.
|
Tháng
01/2025
|
- Xây dựng Kế hoạch chuyên đề “Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non”
- Chuẩn bị nội dung và báo cáo chuyên đề “Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non” (theo Tài liệu BDTX năm học 2024-2025)
- Chuẩn bị nội dung và báo cáo chuyên đề.
- Xây dựng tiết mẫu chuyên đề
- Góp ý và rút kinh nghiệm thống nhất chuyên đề.
|
- Triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề trong cuộc họp chuyên môn.
- Báo cáo về lý thuyết chuyên đề cho toàn bộ giáo viên.
- Tập thể giáo viên thảo luận nội dung, giải đáp thắc mắc của giáo viên và thống nhất nội dung.
- Lựa chọn đề tài thể nghiệm.
- Chọn giáo viên dạy thể nghiệm.
- Giáo viên cốt cán dự giờ tham gia góp ý kiến thống nhất dạy mẫu.
- Thực hiện mẫu chuyên đề
- 100% giáo viên tham gia dự mẫu chuyên đề đóng góp ý, thống nhất chuyên đề.
- Xây dựng kế hoạch dự giờ đại trà
|
Tháng 3/2025
|
- Giáo viên thực hiện chuyên đề “Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non” (50% giáo viên)
- Đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động
|
- Dự giờ giáo viên đánh giá hoạt động theo kế hoạch.
- Thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động ở các chủ đề sau.
- Tiếp tục giám sát giáo viên thực hiện chuyên đề.
|
Tháng
4/2025
|
- Giáo viên thực hiện chuyên đề “Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non” (50% giáo viên còn lại)
- Đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động
|
- Dự giờ giáo viên đánh giá hoạt động theo kế hoạch.
- Thực hiện lồng ghép chuyên đề vào các hoạt động ở các chủ đề sau.
- Tiếp tục giám sát giáo viên thực hiện chuyên đề.
|
Tháng 5/2025
|
- Đánh giá và rút kinh nghiệm chuyên đề
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chuyên đề trong năm.
|
- Tổng kết, đánh giá, nhận xét sau khi thực hiện chuyên đề.
- Đề nghị khen thưởng các cá nhân tích cực (nếu có).
|
- PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
- Ban giám hiệu
- Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề chung và chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chuyên đề trong suốt năm học 2024-2025.
- Ban giám hiệu, đội ngũ cốt cán dự giờ tham gia góp ý kiến xây dựng thống nhất giáo án cho các giờ dạy mẫu của chuyên đề.
- Triển khai cho toàn thể giáo viên trong trường áp dụng, lưu hồ sơ để áp dụng nhiều năm.
- Kết luận, đánh giá chuyên đề.
- Giáo viên
- Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm giám sát toàn diện, nhắc nhỡ giáo viên trong tổ thực hiện nghiêm túc kế hoạch chuyên đề trong năm, phân công giáo viên, lớp thực hiện điểm chuyên đề.
- 100% giáo viên tham gia dự giờ tiết thực hành dạy mẫu, góp ý và rút kinh nghiệm cho hoạt động. Thực hiện nghiêm túc chuyên đề theo kế hoạch của trường.
- Các giáo viên căn cứ kế hoạch thực hiện chi tiết kế hoạch chỉ đạo chuyên đề của nhà trường theo tháng, cả năm học để đạt được chỉ tiêu đề ra.
Trên đây kế hoạch thực hiện các chuyên đề trong năm học 2024-2025 của Trường Mầm non Vĩnh Trung. /.
Nơi nhận:
- Các PHT
- Tổ chuyên môn; GV
- Lưu VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Võ Thị Ánh Tuyết
|