CHỦ ĐIỂM: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ – lớp NT 18-24 tháng
Thời gian 4 tuần (04/11/2024 - 30/11/2024)
|
MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG
|
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
1. Phát triển vận động
|
- Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện được theo cô một số động tác bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
|
Các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất vận động .
|
- Hô hấp: Thổi nơ, ngửi hoa
- Tay:
+ Đưa ra phía trước, đưa ra sau
+ Giơ lên cao
- Lưng, bụng, lườn:
+ Nghiêng người sang 2 bên.
+ Cúi về phía trước
- Chân:
+ Co duỗi từng chân
+ Ngồi xuống, đứng lên
(Tập mô phỏng theo bài: Tay em, ồ sao bé không lắc)
|
Mục tiêu 3: Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể khi thực hiện vận động bò, trườn tới đích, bò chui.
|
- Bò tới đích
|
- Bò tới đích
|
- Mục tiêu 5: Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể khi thực hiện vận động bò, trườn.
|
- Bò chui qua cổng
|
- Bò chui qua cổng.
|
Mục tiêu 6: Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể khi thực hiện vận động đứng ném bóng, đứng tung bóng, đá bóng
|
- Đứng ném bóng
- Đứng tung bóng
- Đá bóng
|
- Đứng ném bóng
- Đứng tung bóng
- Đá bóng
|
Mục tiêu 8: Trẻ biết phối hợp cử động của ngón tay để cầm, bóp, gõ đóng đồ vật, xếp chồng 4 – 5 khối
|
- Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật
- Xếp chồng 4 – 5 khối
|
- Xếp hàng rào, đường đi, xếp nhà.
- Kéo xe
- Chơi nhặt lá
|
Mục tiêu 9: Trẻ thể hiện sức mạnh của cơ bắp khi thực hiện vận động ném
|
- Đứng ném bóng
|
- Đứng ném bóng
|
Mục tiêu 13: Trẻ biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
|
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
|
- Tập 1 số thói quen sinh: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
|
- Mục tiêu 14: Trẻ biết phối hợp cử động của ngón tay để lồng 3- 4 hộp
|
- Lồng hộp vuông, tròn..
|
-Lồng hộp tròn, vuông
|
- Mục tiêu 15: Trẻ biết phối hợp cử động của ngón tay để xếp chồng 4-5 khối trụ
|
- Xếp chồng 4-5 khối
|
- Xếp nhà, xếp đường đi
|
2. Dinh dưỡng-sức khoẻ
|
Mục tiêu 20: Trẻ biết gọi người lớn khi bị ướt, bị bẩn
|
Gọi người lớn khi bị ướt, bị ẩm
|
Gọi người lớn khi bị ướt ẩm
|
Mục tiêu 26:Trẻ nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần
|
- Một số vật dụng nguy hiểm không được sờ vào
|
-Trò chuyện một số vật dụng nguy hiểm: Ổ điện, bàn là nóng, vật nhọn
- Trò chuyện về những nơi nguy hiểm không được đến gần: Cầu thang, lan can
|
II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
|
Mục tiêu 30: Trẻ biết sờ, nắn, nhìn, gõ và nghe được âm thanh của một số đồ dùng trong gia đình.
|
- Sờ, nắn, nhìn, gõ và nghe được âm thanh của một số đồ dùng trong gia đình.
|
- Chơi trò chơi: “Chiếc túi kì diệu”.
- Chơi “Cái gì biến mất
- Chơi ngoài trời, chơi theo ý thích
- Nhận biết ký hiệu đồ dùng của mình
|
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi
|
- Mục tiêu 34: Trẻ nhận biết được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
|
- Tên, đặc điểm nổi bật của đồ dùng đồ chơi quen thuộc
|
- Trò chuyện về đồ dùng ăn uống, đồ dùng sinh hoạt.
- Quan sát các đồ chơi trong sân trường: Xích đu, cầu tuột, bập bênh, đu quay, quan sát các kiểu nhà.
- Nhặt lá làm đồ chơi
- Trẻ tập mang dép đúng chân
- Trẻ tập đội mũ
- Trẻ nhận biết cái yếm, công dụng của cái yếm.
|
Mục tiêu 35: Trẻ biết phát âm các âm khác nhau
|
- Phát âm các âm khác nhau
|
- Đọc thơ: Đôi dép
- NBTN: Cái thìa - cái bát
- Trò chuyện về các đồ dùng đồ chơi yêu thích của bé.
|
Mục tiêu 36: Trẻ biết gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi
|
- Gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi
|
- Gọi tên các đồ vật trong ăn uống và sinh hoạt
|
- Mục tiêu 37: Trẻ chỉ, lấy được đồ chơi, đồ vật có màu đỏ
|
- Màu đỏ
|
NB: Màu đỏ
|
Mục tiêu 38: Trẻ biết thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản
|
- Thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản
|
- Gọi cô khi có như cầu: Uống nước, đi vệ sinh,...
|
Mục tiêu 40: Trẻ biết mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh
|
- Nghe và trả lời các câu hỏi: "Ở đâu?", “Cái gì?”; “Làm gì?”; “Ai đây?”, "...thế nào?"
|
- Lật mở sách, chỉ và nói tên các đồ dùng trong tranh
- Xem tranh ảnh, xem album chủ đề “Đồ dùng của bé”
- Xem sách vải
|
Mục tiêu 44: Trẻ biết tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi
|
- Sử dụng đồ dùng đồ chơi
|
- Chơi búp bê (Cho búp bê ăn, tắm cho búp bê, ru búp bê ngủ, thay đồ cho búp bê)
|
Mục tiêu 46: Trẻ biết tập thực hiện một số hành vi giao tiếp, như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”, “dạ”
|
- Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”, “dạ”
|
- Chào cô, chào các bạn khi ra về
- Chơi: Bé ra về
|
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
-Mục tiêu 49: Trẻ biết phát âm các âm khác nhau
|
- Phát âm, các âm khác nhau theo cô
|
- Đọc thơ: Đôi dép
|
Mục tiêu 50: Trẻ biết gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi
|
- Gọi tên các đồ vật trong gia đình
|
Gọi tên các đồ vật trong ăn uống và sinh hoạt
|
IV. IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI&THẨM MĨ
|
Mục tiêu 22: Trẻ biết sờ nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh
|
- Sờ nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh
|
- Chơi với các nhạc cụ, nghe âm thanh các nhạc cụ.
|
Mục tiêu 16: Trẻ biết làm quen với rửa tay, lau mặt, tập ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh
|
- Làm quen với rửa tay, lau mặt
- Tập ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh
|
- Rửa tay, lau mặt cho trẻ
- Tự ngồi bô khi có nhu cầu
- Tự đi vệ sinh khi có nhu cầu
|
Mục tiêu 17: Trẻ nhận biết 1 số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần, hành động nguy hiểm và phòng tránh
|
- Nhận biết 1 số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần
- Nhận biết 1 số hành động nguy hiểm và phòng tránh
|
- Trò chuyện một số vật dụng nguy hiểm: Ổ điện, bàn là nóng, vật nhọn
- Trò chuyện về những nơi nguy hiểm không được đến gần: Cầu thang, lan can
- Chơi: Bé không chơi với đồ vật nguy hiểm
* Chơi HĐ theo ý thích:
+ Chơi: Bé chọn đúng
|