I/ Phát triển thể chất:
a. Dinh dưỡng - Sức khoẻ
Mục tiêu 14: Trẻ kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày, một số thực phẩm trong tháp dinh dưỡng.
Mục tiêu 15: Trẻ thực hiện được một số món ăn đơn giản qua hoạt động bé làm nội trợ.
Mục tiêu 12: Trẻ thực hiện thói quen tốt trong ăn uống, sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống.
Mục tiêu 13: Trẻ thực hiện được một số quy định trong sinh hoạt
Mục tiêu 16: Trẻ biết không nên sử dụng và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe
Mục tiêu 17: Trẻ nhận ra và không chơi một số nơi, đồ vật có thể gây nguy hiểm. Trẻ không làm một số việc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
b. Phát triển vận động
Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
Mục tiêu 2: Trẻ giữ được thăng bằng khi thực hiện vận động đi
Mục tiêu 4: Trẻ khéo léo trong thực hiện vận động bò
Mục tiêu 6: Trẻ phối hợp được tay mắt trong các vận động tung, ném, bắt
Mục tiêu 9: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong hoạt động
Mục tiêu 11:Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay qua tô, vẽ. tô đồ theo nét, nặn.
|
I/ Phát triển thể chất:
a. Dinh dưỡng - Sức khoẻ
- Tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
- Tên một số thực phẩm trong tháp dinh dưỡng.
- Thói quen trong ăn uống, sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống (Mởi cô, bạn khi ăn; không đùa nghịch, làm đổ thức ăn, ăn nhiều loại thức ăn, không ăn quà vặt ngoài đường, không uống nước lã; sử dụng đồ dùng ăn uống.)
- Rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh
- Quy định khi đi vệ sinh, bỏ rác… văn minh.
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Đánh răng sạch sẽ .
- Chải tóc sau khi ngủ dậy.
- Một số thức ăn, đồ uống… có hại cho sức khỏe.
- Không nên sử dụng và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm
- Một số việc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
b. Phát triển vận động
- Các động tác phát triển nhóm cơ và hệ hô hấp: Hô hấp, tay, lườn chân
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
- Bò chui qua ống 1,2m x 0,6m.
- Bò dích dắt qua các chướng ngại vật
- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang – dọc
- Cởi, mặc quần áo.
- Tham gia chơi hoạt động góc
- Tham gia các trò chơi dân gian, trò chơi vận động
- Tô, vẽ một số đồ chơi mà bé thích
- Tô màu chữ cái a, ă, â
- Vẽ, vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê vét, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối..
- Cài, cởi cúc áo, quần
|
I/ Phát triển thể chất:
a. Dinh dưỡng - Sức khoẻ
- Trò chuyện về các bữa ăn, các bữa ăn trong ngày ở trường mầm non.
- Trò chuyện các loại thực phẩm trong tháp dinh dưỡng.
- Trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm giúp ích cho cơ thể bé.
- Tìm hiểu về vitamin C trong quả.
* BTLNT:
+ Bánh mì kẹp bơ.
- Trò chuyện về một số thói quen trong ăn uống: không nói chuyện, không múc đồ ăn của bạn.
- Thực hành rửa tay bằng xà phòng, lau mặt bằng khăn hằng ngày.
Rửa tay trước khi ăn, bỏ rác vào thùng.
- Trò chuyện về một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày: Ho, hắt hơi, ngáp phải che miệng.
- Hướng dẫn trẻ đánh răng, lau mặt đúng cách. Lấy ca, bàn chải, khăn mặt đúng ký hiệu.
- Tổ chức cho trẻ biết cách chải tóc
- Xem hình ảnh về cách ăn uống hợp vệ sinh.
- Xem và trò chuyện về những món ăn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Trò chuyện về một số đồ vật có thể gây nguy hiểm,không an toàn và cách phòng tránh: Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng….là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần.
b. Phát triển vận động
- Đi vòng tròn với các kiểu đi, chạy khác nhau và tập bài tập phát triển
- Hô hấp: Hít vào thở ra
- Tay:
+ Co duỗi từng tay
+ Quay tay dọc thân
- Lưng, bụng, lườn
+ Ngửa người ra sau
+ Quay sang trái, sang
phải.
- Chân
+ Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
- Bật
+ Bật chụm tách chân
- VĐCB:
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục.
- Bò thấp chui qua cổng.
- Bò dích dắc qua 5 điểm.
- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang – dọc
- Hướng dẫn trẻ cách mặc, và cài, cởi cúc áo, quần
- Góc xây dựng: Xây công viên, nhà của bé
- Góc phân vai: bán hàng, gia đình
- TCVĐ:
+ Bắt bướm, bỏ khăn, tạo dáng, chuyền bóng, mèo đuổi chuột, kết bạn, kéo co, nhảy cùng bóng,. .
- TCDG:
+ Chi chi chành chành, nu na nu nống, lộn cầu vồng.
- Vẽ đồ chơi mà bé yêu thích.
-Vẽ chân dung bạn gái, bạn trai.
- Tô màu chữ cái a, ă, â theo khả năng.
- Vẽ đồ chơi mà bé yêu thích.
- Nặn một số đồ chơi mà trẻ thích
- Gấp chiếc túi.
|
II/ Phát triển nhận thức:
a. Khám phá xã hội
Mục tiêu 21: Trẻ đặt các câu hỏi:ai, cái gì, ở đâu, khi nào, để làm gì?
Mục tiêu 32: Trẻ nói được tên gọi các giác quan, bộ phận của cơ thể người.
Mục tiêu 40: Trẻ nói đúng tên, họ, ngày sinh, giới tính, sở thích, vị trí của bản thân.
|
II/ Phát triển nhận thức:
a. Khám phá xã hội
Các câu hỏi:ai, cái gì, ở đâu, khi nào, để làm gì?
Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình.
|
II/ Phát triển nhận thức:
a. Khám phá xã hội
- Tìm hiểu bạn trai hay bạn gái
- Khám phá bàn tay của bé (5E)
- Thực phẩm và nhu cầu của cơ thể
Ơ
- Trò chuyện với trẻ về tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân
- Trò chuyện về vị trí của trẻ trong gia đình (anh, chị, em, con, cháu,..)
- Thực phẩm bé yêu thích.
- Chơi “Tự giới thiệu bản thân”
- Chơi “Đoán xem đó là ai”
|
b. Làm quen với toán
Mục tiêu 47: Trẻ xác định được vị trí ( trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của trẻ và bạn khác.
Mục tiêu 42: Trẻ thực hiện đếm, tạo nhóm tương ứng, ghép thành cặp những đối tượng có liên quan
|
b. Làm quen với toán
Vị trí của đồ vật trước – phía sau, trên –dưới, phải trái) so với trẻ và bạn khác
Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
|
b. Làm quen với toán
- Xác định phía trên – dưới, trước – sau, của đồ vật so với trẻ và bạn khác.
Thực hiện vở toán bài “Trước - Sau” trang 9.
- Đếm đến 3. Nhận biết nhóm có 3 đối tượng. (5E)
- Xác định tay trái, tay phải. Trang 25
- Chơi: tìm đồ vật theo vị trí, chỉ nhanh các phía
|
III/Phát triển ngôn ngữ:
Mục tiêu 55: Trẻ nghe hiểu và thực hiện một số chỉ dẫn liên quan đến 2-3 yêu cầu.
Mục tiêu 57: Trẻ nghe, hiểu nội dung truyện, thơ, đồng dao, ca dao trong chủ đề.
Mục tiêu 58: Trẻ nói rõ ràng
Mục tiêu 63: Trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. Trẻ sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp
Mục tiêu 68: Trẻ hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói, không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.
Mục tiêu 69: Trẻ biết sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống. Trẻ không nói tục, chửi bậy.
Mục tiêu 72: Trẻ nhận dạng được một số chữ cái tiếng việt. Trẻ tập tô, tập đồ theo các nét chữ.
|
III/Phát triển ngôn ngữ:
- Một số chỉ dẫn liên quan đến 2-3 yêu cầu.
- Nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
- Các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
Phát âm đúng, rõ ràng.
- Mạnh dạn, chủ động nói chuyện với bạn bè, người lớn, khởi xướng cuộc trò chuyện
- Nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.
- Cách dùng câu hỏi để hỏi lại khi không hiểu người khác nói, thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ khi trẻ không hiểu lời nói của người khác.
- Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác. Giơ tay khi muốn nói.Tôn trọng người nói, đặt câu hỏi khi họ nói xong.
- Một số từ dùng để chào hỏi, lễ phép. Sử dụng các từ như: “xin phép”, “cảm ơn”,“ tạm biệt”, “ xin chào”… phù hợp với tình huống.
- Nhận dạng một số chữ cái: a.
Xem và đọc các loại sách khác nhau.
- Tập tô, tập đồ theo các nét chữ.
|
III/Phát triển ngôn ngữ:
- Trò chuyện về bản thân của mình. Nói các câu đơn mở rộng.
- Đọc thơ:
+ Tâm sự của cái mũi
+ Cô dạy.
- Kể chuyện:
+ Gấu con bị đau răng
+ Cái mồm.
+ Tay phải, tay trái.
- Đồng dao: nu na nu nống, vè cái mũi.
- Tập nói các câu đơn khi mô tả hình dáng bên ngoài của cô và bạn
- Chủ động giao tiếp với cô và bạn.
- Trò chuyện về nhu cầu, mong muốn của bản thân trẻ.
- Trò chuyện về cách dùng câu hỏi lịch sự khi hỏi lại người khác.
- Trò chuyện về các hành vi văn minh trong giao tiếp: không nói leo, không ngắt lời người khác, giơ tay khi muốn nói.
- Trò chuyện về các từ chào hỏi và các từ lễ phép: xin phép, cảm ơn, tạm biệt, xin chào,…
- Xem video những tình huống sử dụng từ chào hỏi và từ lễ phép.
- Thực hành chào hỏi trong sinh hoạt hằng ngày.
- KNS: Lễ phép khi ở nhà
- Làm quen chữ cái a
- Nghe đọc câu đố và giải câu đố chữ cái a,ă,â
- Chơi “Tìm chữ cái theo yêu cầu
- Bé chọn sách đọc theo ý thích.
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau
- Tô màu chữ cái a,ă,â theo khả năng
|
IV/ Phát triển thẩm mỹ:
a. Tạo hình
Mục tiêu 78: Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình.
Mục tiêu 88: Trẻ thực hiện tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ
Mục tiêu 89: Trẻ thực hiện cắt theo đường viền thẳng và cong các hình đơn giản
Mục tiêu 82: Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
Mục tiêu 83: Trẻ thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.
Mục tiêu 85: Trẻ vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc, bài hát
|
IV/ Phát triển thẩm mỹ:
a. Tạo hình
- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình.
- Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ
b. Âm nhạc
Giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
Thể nét mặt, động tác vận động phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
Cách vận động theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc.
|
IV/ Phát triển thẩm mỹ:
a. Tạo hình
- Nói tên tác phẩm của mình, của bạn.
- Tô màu tranh chủ điểm
- Vẽ đồ chơi mà bé yêu thích.
- Vẽ chân dung bạn gái, bạn trai.
- Vẽ cái mũ bạn trai, bạn gái.
-Vẽ và trang trí áo bé trái,váy bé gái .
- Vẽ khuôn mặt cảm xúc.
- Cắt dán quần áo.
b. Âm nhạc
- Ca hát: Hãy xoay nào, Tay thơm –tay ngoan, cái mũi, mẹ yêu không nào, chiếc khan tay.
- Vỗ tay theo tiết tấu: Cái mũi.
- Nghe nhạc, nghe hát: Năm ngón tay ngoan
- TCAN: bao nhiêu bạn hát, tai ai thính, nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Vỗ tay theo tiết tấu: Cái mũi, chúc mừng sinh nhật.
- Chơi với các nhạc cụ
|
V/ Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội:
Mục tiêu 95: Trẻ biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân
Mục tiêu 96: Trẻ nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.
Mục tiêu 97: Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân
Mục tiêu 109: Trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.
Mục tiêu 111: Trẻ nói được khả năng và sở thích của bản thân. Trẻ nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến khác người khác .
Mục tiêu 113: Trẻ nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
|
V/ Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội:
- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân
- Nhận biết hành vi về giới tính nam, nữ
- Phẩm chất, năng lực, hành vi về giới tính.
- Ứng xử khi gặp người lạ (ở trường, ở nhà và ở trên đường), khi ở nhà một mình
Mạnh dạn, tự tin nêu ý kiến cá nhân trong việc lựa chọn trò chơi, đồ chơi và các hoạt động khác theo sở thích của bản thân.
Nói, hỏi hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách rõ ràng, không sợ sệt, rụt rè e ngại.
Các quy tắc trong sinh hoạt hằng ngày: Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn không đợi nhắc nhở, xin lỗi hành vi không phù hợp, nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ & nhận quà.
Khả năng và sở thích của bạn bè, người thân.
Việc làm của mình có ảnh hưởng đến khác người khác
Các cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
|
V/ Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội:
- Tìm hiểu bạn trai hay bạn gái
- Thực phẩm bé yêu thích.
-Kỹ năng bảo vệ vùng riêng tư cho trẻ mầm non
- Xem viedeo về ứng xử khi ở nhà 1 mình, khi gặp người lạ
- Trẻ thỏa thuận vai chơi trong hoạt động góc.
- Trò chuyện, đưa ra phán đoán về kết quả của các thí nghiệm: Vật chìm – vật nổi, hoa ở trong nước, chất tan và không tan trong nước
- Xem video về chào hỏi lễ phép khi khách đến nhà và khi đến nhà người khác.
- Trò chuyện về cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống.
- Thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi trong sinh hoạt hằng ngày.
- Trò chuyện với trẻ về sở thích của bản thân
- Chơi trò chơi: Đoán sở thích của bạn.
- Trò chuyện về những việc nên và không nên làm đối với người khác.
- Trò chuyện về những việc làm ảnh hưởng không tốt đến người khác.
- Trò chuyện về các cảm xúc vui, buồn, tức giận,…
- Chơi TC: chọn khuôn mặt theo yêu cầu.
- Gắn tranh khuôn mặt phù hợp với tình huống.
|