MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG
|
I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
1. Phát triển thể chất
|
- MT 1: Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn.
|
- Các động tác phát triển cơ và hô hấp
|
* Thể dục sáng
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, bắt chéo hai tay trước ngực.
- Lưng, bụng, lườn: Cúi người về phía trước; Quay sang trái, sang phải; Nghiêng người sang trái, sang phải
- Chân: Ngồi xổm đứng lên; Bước lên phía trước, bước sang ngang
- Bật: Bật tại chỗ
|
- Mục tiêu 2: Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể, kiểm soát được vận động đi và chạy khi thực hiện vận động
|
- Đi kiễng gót liên tục 3m
|
- Đi kiễng gót liên tục 3m
|
- Mục tiêu 3: Trẻ biết phối hợp tay mắt trong vận động bò, trườn
|
- Bò theo đường dích dắc qua các chướng ngại vật (3-4 điểm dích dắc).
- Trườn về phía trước.
|
- Bò theo đường dích dắc.
- Trườn về phía trước.
|
- Mục tiêu 08: Trẻ biết phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay thực hiện xếp chồng các khối.
|
- Xếp chồng 8 - 10 khối
|
- Xếp nhà bằng các hình học,
- Xếp hình các thành viên trong gia đình bằng hột hạt, sỏi
- Xếp hàng rào
- Xây nhà của bé, lắp ráp nhà
- Lau lá cây, tưới nước, nhặt lá vàng
|
- Mục tiêu 10: Trẻ biết cách cầm bút vẽ tô màu theo mẫu và tự do.
|
- Tô, vẽ nghệch ngoạc tự do trên giấy.
- Vẽ hình tròn theo mẫu.
|
- Vẽ chùm bóng bay
|
2. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
|
Mục tiêu 12: Trẻ nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc, gọi tên một số món ăn hằng ngày
|
- Gọi tên các món ăn quen thuộc như: Trứng luộc, cá kho, canh rau, súp, cháo thịt, bánh mì…khi ăn hoặc qua tranh ảnh
|
- Trò chơi “Đi siêu thị”
- Trò chuyện về một số món ăn, các chất dinh dưỡng có trong món ăn hằng ngày
- BTLNT: Pha sữa bột
|
- Mục tiêu 13: Trẻ biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
|
- Ăn hết khẩu phần các bữa ăn trong ngày và lợi ích của việc ăn uống đủ lượng và đủ chất.
|
- Trẻ kể về các chất dinh dưỡng trong món ăn, khi ăn không nói chuyện, ăn hết xuất
- Trò chuyện về các chất dinh dưỡng có trong món ăn.
- Xem tranh, ảnh các loại thực phẩm và trò chuyện về ích lợi của chúng.
- Tham quan khu nhà bếp xem thực phẩm trong ngày.
- Quan sát tranh tháp dinh dưỡng
- Bé tập làm nội trợ: Pha sữa bột, pha nước chanh.
|
- Mục tiêu 14: Trẻ thực hiện một số việc đơn giản dưới sự giúp đỡ của người lớn.
|
- Cách lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, súc miệng
- Tháo tất, cởi, mặc quần áo với sự giúp đỡ của người lớn.
- Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách và đúng ký hiệu.
|
- Ôn luyện thao tác đánh răng, lau mặt.
- Trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi. Đánh răng sau khi ăn
- Trẻ tập tháo tất, thay quần áo mặc quần áo
- Trẻ xếp nệm, gối sau khi ngủ
- Trẻ cầm muỗng đúng cách xúc ăn
|
3. Dinh dưỡng - sức khỏe
|
- Mục tiêu 16: Trẻ nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm, hành động nguy hiểm và những nơi không an toàn khi được nhắc nhở.
|
- Vật dụng nguy hiểm đến tính mạng như: Bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng,...
|
- Xem tranh, trò chuyện về một số vật dụng nguy hiểm trong gia đình
|
- MT 17: Trẻ thích chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian
|
- Tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
|
* Trò chơi: Về đúng nhà, thi xem ai nhanh, kéo co, trời nắng trời mưa, ném bóng vào rổ, đuổi bóng, tạo dáng, chuyền bóng, gieo hạt tìm bạn, kéo cưa lừa xẻ, nhảy theo nhịp nhạc, ai nhanh nhất, đuổi bóng
* TCDG: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, chi chi chành chành, rồng rắn lên may, chạy tiếp sức
|
II. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
1. Khám phá khoa học
|
- MT 19: Trẻ nhận biết được đặc điểm nổi bật công dụng, chất liệu và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
|
- Đặc điểm nổi bật công dụng, chất liệu và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu.
|
- Quan sát một số đồ dùng làm bằng thủy tinh, sứ,…
- Trò chuyện một số đồ dùng trong gia đình bé.
- Trò chuyện về đồ dùng và quần áo của bé
- Quan sát, trò chuyện về đồ dùng của các cô cấp dưỡng.
- Khám phá vật mềm - vật cứng, vật nổi - vật chìm
|
2. Khám phá xã hội
|
- MT 28: Trẻ nói được tên, công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình và nhu cầu sinh hoạt trong gia đình trẻ.
|
- Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình.
- Công việc của bố mẹ
- Công việc của cô giáo
- Nhu cầu của gia đình
|
- Trò chuyện, kể tên, công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình.
- Trò chuyện về địa chỉ, số điện thoại nhà bé
- Gia đình bé yêu
- Trò chuyện về một số nhu cầu gia đình bé: Nhu cầu ăn mặc, vui chơi, giải trí….
- Trò chuyện về công việc của cô giáo.
|
3. Làm quen với toán
|
- Mục tiêu 34: Trẻ biết xếp tương ứng 1-1.
|
- Xếp tương ứng 1-1.
|
- Xếp tương ứng 1-1
|
- Mục tiêu 38: Trẻ biết so sánh 2 đối tượng về kích thước và nói được từ: rộng hơn - hẹp hơn ; to hơn - nhỏ hơn.
|
- So sánh 2 đối tượng về kích thước: Rộng - hẹp; to - nhỏ.
|
- So sánh 2 đối tượng về kích thước to - nhỏ
- Thực hiện bài tập to - nhỏ vở toán t
|
Mục tiêu 36: Trẻ biết ghép đôi hai đối tượng có liên quan
|
- Ghép đôi
|
- Ghép đôi
- Chơi xếp ghép đôi
(Thực hiện vở bài tập toán ghép, giống nhau, khác nhau )
|
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
1. Nói
|
- Mục tiêu 43: Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản.
|
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản của người khác.
|
- Trẻ tập thể hiện, nói lời yêu thương, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người thân
- Quan sát thời tiết, bầu trời, vườn hoa, các ngôi nhà trước trường
- Chơi bán hàng, gia đình
|
- Mục tiêu 44: Trẻ hiểu nghĩa của những từ khái quát, gần gũi chỉ về người, đồ vật.
|
- Các từ chỉ người, tên đồ vật trong gia đình như bố mẹ, ông bà, xoang nồi, chén bát,...
|
- Giải câu đố: Về các đồ dùng trong gia đình.
|
2. Nghe
|
Mục tiêu 46: Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi của người đối thoại
|
- Nghe hiểu được nội dung các câu đơn, câu mở rộng
- Nghe hiểu nội dung chuyện kể, chuyện đọc phù hợp
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, câu truyện phù hợp độ tuổi, chủ điểm.
|
- Nghe cô đọc thơ, kể chuyện và trả lời một số câu hỏi theo nội dung bài thơ, câu chuyện thông qua hoạt động trong ngày.
- Kể chuyện theo tranh
- Xem sách truyện, tranh, ảnh, album về gia đình bé, gia đình bạn.
- Kể chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ, nhổ củ cải.
|
- Mục tiêu 47: Trẻ nói rõ các tiếng. Trẻ biết nói đủ nghe, không nói lí nhí.
|
- Sử dụng các từ : Vâng ạ, dạ, thưa… trong giao tiếp, sử dụng được câu đơn, câu ghép. biểu thị sự lễ phép giao tiếp với mọi người.
|
- Tập chào hỏi khi có khách đến thăm lớp.
- Trò chuyện về ngày sinh nhật, tập nói lời chúc mừng mọi người trong gia đình vào ngày lễ, sinh nhật
|
- Mục tiêu 50: Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao, hò vè.
|
- Các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè trong chương trình.
|
- Đọc thơ: thăm nhà bà, khách đến nhà, chào hỏi, chiếc quạt nan, bé tập quét nhà, cô giáo của con.
- Đọc đồng dao, ca dao về gia đình: Công cha như núi Thái Sơn
|
3. Làm quen với đọc viết
|
- Mục tiêu 52: Trẻ biết đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự mở sách xem tranh.
|
- Các loại sách khác nhau, cách giữ gìn sách.
- Tiếp xúc với chữ, sách truyện.
|
- Làm và xem album gia đình, các hoạt động kỷ niệm của gia đình
|
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
|
1. Âm nhạc
|
- Mục tiêu 57: Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca bài hát quen thuộc.
|
- Các giai điệu, lời ca bài hát trong chương trình.
|
- Ca hát: Chiếc khăn tay, mẹ yêu không nào, Cả nhà thương nhau, cháu yêu bà, ngôi nhà của tôi
|
- Mục tiêu 58: Trẻ biết vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc.
|
- Cách vận động minh họa theo ý thích khi hát, nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc, khi xem biểu diễn.
|
- Bé hát về gia đình
- VTTN: Cả nhà thương nhau
|
1. Tạo hình
|
- Mục tiêu 60: Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản. Tô kín hình vẽ.
|
- Một số kỹ năng vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức tranh đơn giản.
- Tô kín hình vẽ.
|
- Vẽ tự do trên sân
- Vẽ ngôi nhà, đồ dùng của bé trên sân bằng phấn
- Vẽ chùm bóng bay
Tô màu tranh người thân
|
- MT 61: Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý
|
- Xé dải, xé vụn, cắt, dán ...để tạo ra sản phẩm đơn giản và theo ý thích.
|
- Thực hiện tranh bé sáng tạo cùng cô
- Làm tranh cát
- In rau, củ, quả tùy thích
- Trang trí khung hình
|
V. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI
|
- Mục tiêu 67: Trẻ nhận ra cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận và Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận.
|
- Một số trạng thái cảm xúc (vui buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói qua tranh ảnh.
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát vận động
|
- Trò chuyện cách biểu lộ tình cảm với những người thân.
- Quan sát, trò chuyện mặt vui, mặt buồn.
- TC "Khuôn mặt của bé"
- Trang trí khuôn mặt vui, buồn bằng chiếc đĩa
|
- Mục tiêu 70: Trẻ thực hiện được một số quy định ở gia đình.
|
- Vâng lời ông, bà, bố, mẹ, anh chị em và người thân.
- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị, em.
- Xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
|
- Bé nói lời yêu thương.
- Lễ phép khi ở nhà
- Trò chuyện về cách ứng xử, giao tiếp với người lớn: Kính trọng và biết vâng lời người lớn, nói năng lễ phép, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lối đúng lúc.
- Xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau giỏ chơi
|
|
|
|
|
|