Mục tiêu
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
I. GIÁO DỤC PHẤT TRIỂN THỂ CHẤT
|
Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
|
Tập các động tác: hô hấp, tay vai, bụng lườn, chân, bật
|
Tập các động tác
- Hô hấp: Thổi hoa, bóng bay
- Tay: Hai tay đưa sang ngang gập trên vai hai tay thay nhau đưa lên cao
- Bụng: hai tay đưa lên cao, cúi người xuống, tay chạm mũi bàn chân
- Chân: Bước chân ra trước khuỵu gối
- Bật: Bật tiến về trước
|
Mục tiêu 2: Trẻ thực hiện được các vận động đi.
|
Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
|
Đi trên ghế thể dục
|
Mục tiêu 10: Trẻ thực hiện được các vận động bật
|
Bật xa 50 cm
Bật qua vật cản 20 cm
|
Bật qua suối nhỏ
Bật qua vật cản 20 cm
|
Mục tiêu 12: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong hoạt động xếp chồng
|
- Xếp chồng 12 - 15 khối theo mẫu.
|
- Xếp nhà bằng các hình khối, các loại hộp.
|
Mục tiêu 13: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong hoạt động xé, cắt
|
Cắt theo đường viền của hình vẽ.
|
Cắt, dán ngôi nhà, hàng rào...
Cắt dán đồ dùng trong gia đình.
|
Mục tiêu 14: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong hoạt động vẽ, tô, đồ
|
- Vẽ hình và sao chép chữ cái, chữ số.
- Tô đồ theo nét.
|
- Vẽ tô màu gia đình bé
- Vẽ các đồ dùng trong gia đình.
- Sao chép các chữ cái: e, ê
- Sao chép các con số 1,2, 3, 4, 5, 6,7
- Tô đồ theo nét chấm mờ chữ e, ê
|
Mục tiêu 15: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt trong hoạt động lắp ráp. Xâu , luồn, buộc, Cài, cởi cúc
|
- Bẻ , nắn.
- Lắp ráp. Xâu , luồn, buộc dây,
- Cài, cởi cúc
|
- Lắp ráp nhà cao tầng, nhà cấp bốn, xếp đường về nhà bé.
- Trò chuyện cách mặc và cởi quần áo.
|
Mục tiêu 16: Trẻ tích cực tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian
|
- Các trò chơi vận động, trò chơi dân gian
|
- TCVĐ: Về đúng nhà, kết chùm, Chuyển gạch, đuổi bắt, Thi đi nhanh, bạn nào nhanh nhất, cướp cờ, đội nào nhanh nhất, chạy tiếp sức, bóng bay.
- TCDG: Chuyển gạch, chi chi chành chành, kéo co, mèo đuổi chuột, chuyền khăn, lộn cầu vòng, cướp cờ, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, bỏ giẻ,
|
Mục tiêu 17: Trẻ thực hiện thói quen tốt trong ăn uống, sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo.
|
Mởi cô, bạn khi ăn, không đùa nghịch, làm đổ thức ăn, ăn nhiều loại thức ăn, không ăn quà vặt ngoài đường, không uống nước lã sử dụng đồ dùng ăn uống.
|
- Mời cô và các bạn vào giờ ăn.
Trò chuyện về phép lịch sự trong ăn uống.
- Rèn trẻ sắp xếp chuẩn bị bàn ăn, và dọn dẹp bàn ăn sau khi ăn xong.
- Rèn trẻ thu dọn chén, muỗng gọn gàng, bỏ đúng nơi quy định khi ăn xong
- Trò chuyện về đồ ăn bị ôi, thiu.
|
Mục tiêu 18: Trẻ thực hiện quy định khi đi vệ sinh, bỏ rác… văn minh.
|
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong dội/ giật nước cho sạch.
- Bỏ rác đúng nơi quy định, không nhổ bậy ra lớp.
- Rửa tay đúng thao tác bằng xà phòng khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh
|
- Trò chuyện đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Bỏ rác đúng nơi quy định
- Nhặt lá, vệ sinh sân trường.
- Trò chuyện về việc giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp.
- VĐTN bài “Rửa tay vui nhộn”
|
Mục tiêu 19: Trẻ tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
|
Tham gia tích cực hoạt động học trong khoảng thời gian 30 phút mỗi ngày.
|
Tham gia các hoạt động học tập tại lớp.
|
Mục tiêu 20: Trẻ thực hiện được một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, phục vụ trong sinh hoạt
|
Rửa tay đúng thao tác. Rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh.
Tập luyện kỹ năng: đánh răng, lau mặt, chải tóc...
|
Rửa tay đúng thao tác trước khi ăn, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh xong.
Rửa mặt, chải răng sau khi ăn xong
Chải tóc sau khi ngủ dậy, khi tóc rối
|
Mục tiêu 21: Trẻ kể được tên một số thực phẩm thuộc từng nhóm thực phẩm, thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
|
Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống
|
Kể tên một số thực phẩm thuộc các nhóm dinh dưỡng: bột đường, béo, đạm, vitamin…
Chơi: chọn thực phẩm theo nhóm.
Tập làm nội trợ:
+ Pha nước cam
|
Mục tiêu 22: Trẻ biết không nên sử dụng và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe
|
Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì...)
|
- Trò chuyện về đồ ăn bị ôi, thiu.
|
Mục tiêu 23: Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
|
Biết được một số đồ vật gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
|
- Không cầm những vật, sắt, nhọn…
|
Mục tiêu 25:
Không đi theo, không nhận quà người lạ khi chưa được người thân cho phép.
|
Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi. Ra khỏi nhà, khu vực trường lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo.
|
- Xem phim GD kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
|
Mục tiêu 26: Trẻ biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút
|
Một số tác hại thông thường của thuốc lá khi hút hoặc ngửi phải khói thuốc lá. Thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc lá bằng lời nói hoặc hành động
|
Trò chuyện về một số tác hại thông thường của thuốc lá khi hút hoặc ngửi phải khói thuốc lá. Thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc lá bằng lời nói hoặc hành động.
|
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
Mục tiêu 40: Trẻ nói được công dụng và chất liệu, mối liên hệ đơn giản một số đồ dùng thông thường, phân loại được một số đồ dùng theo chất liệu và công dụng.
|
So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng và sự đa dạng của chúng.
Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2 - 3 dấu hiệu.
|
Kể về các loại đồ dùng trong gia đình, công dụng của những đồ dùng đó. Thực hành sử dụng, bảo quản một số đồ dùng trong gia đình
Khoanh nhóm đồ dùng trong gia đình theo công dụng, chất liệu của những đồ dùng đó.
|
Mục tiêu 42: Trẻ biết đặt câu hỏi
|
- Thích đặt câu hỏi “Cái gì đây ?”; “Để làm gì ?”; “Như thế nào ?”; “Tại sao ?
|
- Trò chuyện về gia đình bé
- Xem sách truyện tranh về chủ điểm gia đình.
- Quan sát: Thời tiết, vật chìm; vật nổi quan sát nhà xung quanh trường, bầu trời, bóng mát sân trường, bóng râm, phòng học các cô, soi bóng.
- KPKH: Vật nổi vật chìm; Làm thí nghiệm “bắp sú đổi màu”
|
Mục tiêu 43: Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
|
Thử công dụng của sự vật (tham gia cùng cô trồng cây, gieo hạt để thấy sự phát triển của cây, hiện tượng mưa)Đặt câu hỏi “Như thế nào ?”; “Tại sao ?”.
|
Bắp sú đổi màu, soi bóng,
Vật nổi – vật chìm.
|
Mục tiêu 48: Trẻ nói đúng tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình.
|
Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ; sở thích của các thành viên trong gia đình; quy mô gia đình; nhu cầu gia đình; địa chỉ gia đình.
|
Trò chuyện về các thành viên trong gia đình. Sở thích, giới tính của các thành viên.
Trò chuyện về gia đình đông con gia đình ít con.
|
Mục tiêu 50: Trẻ nói địa chỉ gia đình mình khi được hỏi, trò chuyện
|
Trẻ nói được địa chỉ của gia đình mình.
Biết được số điện thoại của bố mẹ mình.
|
Trò chuyện với trẻ về địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ.
Trẻ xem video đi lạc trong siêu thị.
|
Mục tiêu 55: Trẻ thực hiện đếm, tạo nhóm tương ứng.
|
Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7
|
- Tạo nhóm và đếm đến 7
(LQVT: Trang 20)
|
Mục tiêu 56: Trẻ nhận ra, lấy đúng các chữ số, số lượng trong phạm vi 10.
|
Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7
|
- Đếm số lượng tô màu các con vật trong phạm vi 7 (LQVT: Trang 19)
|
Mục tiêu 57: Trẻ biết thực hiện thành thạo tách, gộp trong phạm vi đang học và mô tả bằng lời kết quả thực hiện được.
|
Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn bằng các cách khác nhau.
Gộp các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm.
|
- Thêm bớt trong phạm vi 1- 7
(LQVT: Trang 23)
- Tách nhóm có 7 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách (LQVT: Trang 21)
- Làm bài tập ở góc.
|
Mục tiêu 59: Trẻ xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác
|
Xác định vị trí của đồ vật (phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới, phía phải – phía trái) so với bạn khác, so với một vật nào đó làm chuẩn.
|
Ôn vị trí của đồ vật so với vật khác mọi lúc mọi nơi.
|
Mục tiêu 67: Trẻ biết loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại
|
Nhận ra sự khác biệt của một đối tượng không cùng nhóm với những đối tượng còn lại.
|
Tìm sự khác biệt của một đối tượng không cùng nhóm, gạch bỏ.
(LQVTQHV: Trang 10)
|
Mục tiêu 74: Trẻ biết ghép đôi những đồ vật xung quanh có mối liên hệ.
|
Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
|
Thực hiện bài tập: nối các cặp đối tượng với nhau (chén – đũa, ly – muỗng, áo – quần…)
(LQVTQHV: Trang 6,7)
|
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
Mục tiêu 77: Trẻ nghe, hiểu nội dung truyện, thơ, đồng dao, ca dao trong chủ đề.
|
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
|
Nghe kể chuyện: Ba cô gái; Hai anh em gà con.
Đọc thơ: Em yêu nhà em; Làm anh; Mẹ của em
Đọc đồng dao về chủ đề gia đình
|
Mục tiêu 80: Trẻ nghe và trả lời được câu hỏi, ý kiến của người đối thoại, nói rõ ràng.
|
Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại.
Cách phát âm đúng, rõ ràng. Sử dụng lời nói dễ dàng, thoải mái, nói với âm lượng vừa đủ trong giao tiếp.
|
Trẻ chơi ở hoạt động góc, ngoài trời và các hoạt động khác
|
Mục tiêu 88: Trẻ kể lại được nội dung truyện đã nghe theo trình tự nhất định.
|
Kể nội dung truyện đã nghe theo trình tự nhất định theo trí nhớ hoặc câu chuyện qua trranh đã được cô kể. Lời kể rõ ràng, thể hiện được cảm xúc qua lời kể, cử chỉ, nét mặt.
|
KC: Ba cô gái; Hai anh em gà con
|
Mục tiêu 93: Trẻ hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói.
|
Trẻ chủ động dùng câu hỏi để hỏi lại khi không hiểu người khác nói.
|
Trò chuyện cùng trẻ, tạo tình huống để trẻ đặt câu hỏi khi tham gia các hoạt động.
|
Mục tiêu 105: Trẻ biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
|
Các quy tắc của tiếng Việt: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
|
Thực hiện vở tập tô chữ cái e – ê.
(Trang 14-17)
|
Mục tiêu 106: Trẻ nhận dạng được chữ cái trong các bảng tiếng Việt
|
Nhận dạng các chữ cái e, ê
|
Làm quen chữ cái e,ê.
Chơi trò chơi với chữ cái e, ê luyện phát âm qua các từ trong chủ đề.
|
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
|
Mục tiêu 108: Trẻ chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhày, lắc lư, thể hiện động tác vận động minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc với các hình thức.
|
Các bài hát, giai điệu, bản nhạc
|
- Cho con, nhà mình rất vui, ba ngọn nến lung linh, gia đình nhỏ hạnh phúc to...
|
Mục tiêu 109: Trẻ chăm chú, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.
|
Trẻ chăm chú, nghe đọc thơ, chuyện, đồng dao, câu đố...
|
- Trẻ đọc thơ: Em yêu nhà em; Làm anh; Mẹ của em
- Chuyện: Ba cô gái; Hai anh em gà con
- Đồng dao: Mẹ em đi chợ đàng trong, em tôi buồn ngủ buồn nghê.
- Câu đố: Về các đồ dung trong gia đình
|
Mục tiêu 110: Trẻ biết nói lên nhận xét về các sản phẩm tạo hình (màu sắc, hình dáng , bố cục). Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình.
|
Cách nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bản nhạc, bài hát yêu thích
|
Hát, múa theo khả năng của trẻ các bài hát về chủ đề gia đình: Cả nhà thương nhau, Ai thương con nhiều hơn, múa cho mẹ xem, …
Chơi ở góc: tự hát múa, vỗ ,gõ các dụng cụ theo ý thích của trẻ.
|
Mục tiêu 112: Trẻ biết lắng nghe các thể loại âm nhạc, nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc
|
Nghe và nhận ra sắc thái (vui buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc
|
Vận động: Vỗ tay theo tiết tấu chậm, tiết tấu kết hợp, nhún ký chân.
Nghe hát: Chỉ có một trên đời, Bố là tất cả, Cho con, Ba ngọn nến lung linh, thiên đàng búp bê.
Cô giáo miền xuôi, bà còng
|
Mục tiêu 113: Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
|
Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
|
Hát: Bà còng đi chợ, cả nhà thương nhau, bé quét nhà.
|
Mục tiêu 118: Trẻ biết phối hợp, sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
|
Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích.
|
Làm giỏ, túi xách, mũ, áo, dép… ở góc tạo hình.
|
Mục tiêu 119: Trẻ thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau, theo cách riêng của mình
|
Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục.
|
Nhận xét, diễn đạt suy nghĩ sản phẩm của mình, của bạn về màu sắc, sắp xếp…
|
Mục tiêu 124: Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé dán , nặn, xếp hình để tạo thành bức tranh hoặc sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối
|
Phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hành dáng/ đường nét và bố cục.
|
Vẽ chân dung người thân
Cắt dán các đồ dùng trong gia đình từ họa, báo TH : Trang
Gấp quạt giấy
Đan túi xách (TH: Trang 3)
Trang trí thiệp tặng cô
Làm tranh chủ đề cùng cô: Nặn cái giỏ, vẽ - nặn đồ dùng trong gia đình, nặn cái bát...
Chà hình xâu chìa khóa TH (Trang 5)
|
V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
|
Mục tiêu 125: Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
|
Họ tên, ngày sinh, giới tính của bản thân, tên bố mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại.
|
Trẻ biết giới thiệu họ tên, ngày sinh, giới tính của bản thân.
Kể được tên bố mẹ và người thân trong gia đình.
Nói được địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ.
|
Mục tiêu 127: Trẻ nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân. Nhận ra khác biệt của mình và người khác..
|
Sở thích, khả năng của bản thân.Mạnh dạn, tự tin nêu ý kiến cá nhân trong việc lựa chọn trò chơi, đồ chơi và các hoạt động khác theo sở thích của bản thân.
Điểm giống và khác nhau của mình với người khác.
|
Chơi góc phân vai: bán hàng, bác sĩ, nấu ăn, xây dựng,…
Chơi theo ý thích tại sân trường giờ đón, trả trẻ, hoạt động ngoài trời.
Trò chuyện về điểm giống và khác nhau giữa các bạn
|
Mục tiêu 132: Trẻ bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt, thể hiện được sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
|
Thể hiện những trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, … phù hợp với các tình huống qua lời nói, cử chỉ, nét mặt.
|
Trò chuyện và xem video nhận biết thái độ, hành vi “đúng - sai”, “tốt - xấu”
|
Mục tiêu 31: Trẻ mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
|
Nói, hỏi hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách lưu loát, rõ ràng, không sợ sệt, rụt rè e ngại
Mạnh dạn xin phát biểu ý kiến.
|
Nói, hỏi hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách lưu loát, rõ ràng, không sợ sệt, rụt rè e ngại.
Mạnh dạn xin phát biểu ý kiến.
|
Mục tiêu 134: Trẻ biết được mình là ai trong gia đình đối với từng người, chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.
|
Vị trí của trẻ trong gia đình
Biết mình là con/cháu/anh/chị/em trong gia đình.
Yêu mến, quan tâm đến bạn bè, người thân trong gia đình.
|
Kể tên các thành viên trong gia đình.
Trò chuyện và xem video yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
|
Mục tiêu 138: Trẻ biết chờ đến lượt, hợp tác khi tham gia vào các hoạt động, có nhóm bạn chơi thường xuyên thân thiện, đoàn kết
|
Trẻ biết chờ đến lượt, lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự.
Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
|
Thỏa thuận và tham gia vào góc chơi cùng bạn.
HĐG: Chơi ở góc phân vai, xây dựng.
Cho trẻ chơi các nhóm chơi ở hoạt động góc. Chơi ngoài trời
|
Mục tiêu 139: Trẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác, không ngắt lời người khác.
|
Nhìn vào người khác khi họ đang nói. Không cắt ngang lời khi người khác đang nói.
|
Trò chuyện, xem video về việc không ngắt lời người khác khi đang nói
|
Mục tiêu 144: Trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.
|
Thực hiện các quy tắc trong sinh hoạt hằng ngày: Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn không đợi nhắc nhở, xin lỗi hành vi không phù hợp, nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ & nhận quà.
|
Thực hiện các vai chơi ở hoạt động góc.
Chào cô, bố, mẹ lúc đến lớp, ra về và chào hỏi khi có khách vào lớp khách.
|
Mục tiêu 148: Trẻ nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân, chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình, sự công bằng giữa các bạn.
|
Khả năng và sở thích của bạn bè, người thân.
Sự khác biệt giữa mình và người khác
|
Trò chuyện với trẻ về khả năng, sở thích của người thân, bạn bè.
|